Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Cùng là 2 tiểu bang đông dân giàu có, vì sao California tránh được tình trạng bệnh viện vỡ trận như ở New York trong đại dịch Covid-19?

New York và California là hai bang đông dân và có nền kinh tế thịnh vượng hàng đầu nước Mỹ. Tuy nhiên trong dịch Covid-19, phản ứng của hai tiểu bang này không giống nhau và hệ quả cũng rất khác biệt.

Theo CNN thống kê   đến ngày 12/4, New York đã có 181.825 người nhiễm Covid-19, trung bình cứ 100 nghìn dân thì có 935 người mắc bệnh. Tổng số người tử vong là 8.650 người.

Trong khi đó, California xác nhận 22.416 trường hợp nhiễm bệnh (cao thứ 5 nước Mỹ), nhưng trung bình 100 nghìn dân chỉ có 57 người mắc bệnh. Tổng số người tử vong cũng thấp hơn New York gấp nhiều lần - tổng cộng 634 nạn nhân đã qua đời sau 2,5 tháng bùng phát dịch.

Theo Nicholas Jewel - giáo sư môn thống kê sinh học từ (Đại học UCLA) nhận định, New York đã trở thành tâm dịch của Mỹ vì nhiều yếu tố khác nhau. Virus corona "nhập cảnh" tại đây sớm hơn và ở nhiều vị trí hơn. Thành phố New York cũng có mật độ dân số đông nhất nước Mỹ và lệ thuộc vào hệ thống giao thông công cộng, khiến hàng triệu người tiếp xúc nhau mỗi ngày ở khoảng cách gần. Ngoài ra, New York cũng chậm chân hơn California và Washington trong việc áp đặt lệnh hạn chế di chuyển.

Cùng là 2 tiểu bang đông dân giàu có, vì sao California tránh được tình trạng bệnh viện vỡ trận như ở New York trong đại dịch Covid-19? - Ảnh 1.

New York có hệ thống phương tiện công cộng quá phát triển, người dân đi ô tô ít hơn Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog các bang khác. Ngoài ra tiểu bang này có mật độ dân cư đông đúc, khách nước ngoài nhập cảnh cũng rất lớn. Những điều này khiến New York dễ tổn thương trong đại dịch.

Thành quả của California nhờ thực hiện sớm cách ly xã hội

Theo chuyên gia dịch tễ học Britta Jewel ở London, việc cách ly xã hội được thực hiện sớm sẽ đóng vai trò quan trọng làm chậm tốc độ lây lan. "Chỉ cần kiểm soát di chuyển sớm hơn 1 ngày đã tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn".

Trên thực tế, 7 địa phương thuộc khu vực vịnh San Francisco đã yêu cầu người dân trú ẩn tại nhà, đóng cửa mọi hoạt động kinh doanh trừ lĩnh vực thiết yếu từ 0h ngày 16/3, ngày mà số ca tử vong ở California tăng gấp đôi từ 6 lên 12 người. Ba ngày sau, thống đốc Gavin Newsom đã mở rộng lệnh trú ẩn ra toàn tiểu bang, khi con số tử vong tăng lên 19 người.

Thống đốc Andrew Cuomo cũng có động thái tương tự ở New York nhưng ông ban hành quy định từ ngày 20/3, có hiệu lực từ 8h tối chủ nhật 22/3. Đến lúc đó, bang này đã có ít nhất 150 ca tử vong. 

Cùng là 2 tiểu bang đông dân giàu có, vì sao California tránh được tình trạng bệnh viện vỡ trận như ở New York trong đại dịch Covid-19? - Ảnh 2.

Thống đốc Gavin Newsom đã cho thực hiện cách ly xã hội một cách nhanh chóng và nhất quán ở California - tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ (Ảnh: NY Times)

Ở California, biện pháp cách ly xã hội đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. San Francisco ghi nhận thêm 3 người tử vong trong tuần vừa qua. Thành phố đông dân nhất của tiểu bang - Los Angeles - vẫn có số ca tử vong cao nhất, tổng cộng 244 nạn nhân. Thế nhưng địa phương này cũng không ghi nhận số ca thiệt mạng tăng đột biến, giữ mức trung bình 22 nạn nhân/ngày trong tuần qua.

"Cách ly xã hội đã có hiệu quả. Việc này cần phải tiếp tục thực hiện để giảm áp lực cho hệ thống bệnh viện và quan trọng hơn là giảm số người nhiễm bệnh. Đây thực sự là vũ khí mạnh mẽ nhất mà chúng ta có trong cuộc chiến với virus" - theo khẳng định của bác sĩ Christina Ghaly, giám đốc Dịch vụ Y tế Los Angeles.

Các y bác sĩ cảm thấy bất an vì bệnh viện... quá vắng

Những động thái mau lẹ của chính quyền bang California cũng cho thấy tín hiệu tích cực ở nhiều bệnh viện. Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA đang im ắng lạ thường. Trong tuần qua, bệnh viện chỉ có thêm 41 người nhiễm Covid-19. 

Thế nhưng, các bác sĩ vẫn tỏ ra nghi ngại sau khi thấy cảnh "vỡ trận" ở Trung Quốc, Italy, Tây Ban Nha và hiện tại là New York.  Một bác sĩ ở bệnh viện Ronald Reagan UCLA chia sẻ:  "Thật bất thường, chưa bao giờ mà số người mắc bệnh ít như vậy. Liệu chúng ta đã lên tới đỉnh dịch hay chưa? Tôi tin tưởng vào số liệu của chính quyền bang nhưng mà... hiện tại tôi chỉ có một chút tự tin để nói rằng chúng ta thật sự đạt được một vài dấu mốc nhất định. Chúng tôi sẽ không dám tuyên bố thoát khỏi đại dịch, ít nhất là đến cuối tháng 5" .

Cùng là 2 tiểu bang đông dân giàu có, vì sao California tránh được tình trạng bệnh viện vỡ trận như ở New York trong đại dịch Covid-19? - Ảnh 3.

Nhân viên y tế ở BV Kaiser, bang California (Ảnh: CalMatters)

Một bệnh viện khác ở phía Bắc California cũng đang trải qua điều tương tự. Nữ y tá Kennedy Fleischauer từ bệnh viện Highland cho biết, phòng cấp cứu chưa bao giờ vắng lặng như hiện giờ. Ngày thường, đây là địa điểm đông nghẹt thở bậc nhất California, với một số bệnh nhân có thể chờ đến 15 tiếng để được nhập viện. "Chúng tôi tất bật khủng khiếp và luôn là như vậy, nhưng nhiều tuần vừa qua chẳng có ai, cảm giác rất kỳ lạ. Chúng tôi không hề bận rộn...".

Dù còn nhiều nỗi băn khoăn, nhưng các bệnh viện California đã tận dụng khoảng thời gian "nhàn rỗi" của mình. Họ đang gấp rút  chuẩn bị dụng cụ bảo hộ cho bác sĩ, y tá và những nhân viên khác. "Chúng tôi đã tự tin hơn, có thể nói là sẵn sàng để xử lý ngay cả khi California bước vào giai đoạn đỉnh dịch" - y tá Fleischauer cho biết.

Nhiều bác sĩ vẫn đang lo ngại virus corona tấn công vào viện dưỡng lão, nhà tù hay những nơi tập trung đông người vô gia cư, nhất là ở thành phố Los Angeles. Các chuyên gia cũng nhất trí rằng, toàn bang California không được chủ quan hay hài lòng trước những thành công bước đầu.

Cùng là 2 tiểu bang đông dân giàu có, vì sao California tránh được tình trạng bệnh viện vỡ trận như ở New York trong đại dịch Covid-19? - Ảnh 4.

Đường phố ở California vắng lặng sau lệnh hạn chế di chuyển chưa từng có tiền lệ, yêu cầu gần 40 triệu dân ở nhà (Ảnh: Getty)

Giáo sư Nicholas Jewel từ Đại học danh tiếng UCLA cho biết: "Những tin tức gần đây cho thấy chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh và có thể đã vượt qua đỉnh dịch được 1 tuần rồi. Nhưng chúng ta phải chờ đợi thêm 3-4 tuần nữa trước khi dỡ lệnh hạn chế di chuyển. Chắc chắn nhà chức trách sẽ gặp áp lực lớn để sớm bãi bỏ lệnh cấm, nhưng về mặt dịch tễ học, cần phải tiếp tục chờ đợi và chuẩn bị cho làn sóng bùng phát thứ hai".

Los Angeles đã kéo dài thời gian trú ẩn đến ít nhất là ngày 15/5, ngoài ra khuyến nghị người dân hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà, bao gồm giảm số lần mua nhu yếu phẩm.

Việc phòng cấp cứu các bệnh viện đột nhiên vắng vẻ hơn cũng không phải tự nhiên mà có. Số vụ tai nạn giao thông đã giảm đáng kể, do người dân ít di chuyển. Ngoài ra, theo ghi nhận của nhà sản xuất nhiệt kế thông minh Kinsa Health,  số người có triệu chứng cảm (gây ra bởi nhiều bệnh, bao gồm cúm mùa và cả Covid-19) ở  Los Angeles và Nam  California đều đã sụt giảm nhanh chóng kể từ 19/3, ngày mà thống đốc Gavin Newsom ban hành quy định cách ly xã hội. 

(Theo Los Angeles Times)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét