Tuy nhiên, bạn nên tránh việc đặt câu hỏi dồn dập hoặc trong ngữ cảnh không tự nhiên vì sẽ khiến trẻ nảy sinh cảm giác đề phòng và từ chối tương tác. Với câu trả lời của con, bạn nên tập trung lắng nghe, tương tác để thể hiện sự quan tâm. Trẻ sẽ mở lòng hơn với bố mẹ nếu nhận ra bản thân được tôn trọng, ngay cả khi ý kiến của trẻ khác với của bố mẹ.
1. Câu hỏi để hiểu con
Đặt câu hỏi cụ thể về ước mơ, cảm xúc có thể khiến bạn hiểu rõ hơn tính cách, tâm tư của con. Nhờ sự tương tác và sẻ chia, bạn có thể thúc đẩy tài năng hoặc gỡ rối những vấn đề khó khăn của con. Bạn có thể áp dụng một số câu hỏi khởi động để hiểu rõ hơn về trẻ như sau.
- Người bạn tốt nhất của con là ai thế? Tại sao con lại thân với bạn ấy như vậy?
- Con thích chơi với những bạn có tính cách thế nào?
- Con nghĩ phẩm chất quan trọng nhất của một người là gì?
- Khoảnh khắc nào mà con cảm thấy xấu hổ nhất?
2. Câu hỏi gắn kết gia đình
Khi những đứa trẻ lớn lên, chúng thường nhìn vào gia đình bạn bè, gia đình trên TV hay gia đình những người họ hàng khác và tự hỏi sẽ thế nào nếu lớn lên trong môi trường đó. Sự tưởng tượng này bắt nguồn từ khát khao hoặc tò mò nhưng sẽ rất hữu ích dịch vụ dịch thuật nếu bố mẹ lắng nghe. Sau đó, bạn có thể so sánh với cách vận hành của gia đình mình để thay đổi cho phù hợp với nguyện vọng phát triển của trẻ.
- Điều con thích nhất trong gia đình mình là gì?
- Con thấy những điều quan trọng nhất bố mẹ đã dạy là gì?
- Con có nghĩ rằng việc bố mẹ kỷ luật anh/chị/em con là công bằng?
- Theo con, phẩm chất của phụ huynh tốt là gì?
- Con thích điều gì nhất ở anh/chị/em?
- Nếu được đưa ra ba quy tắc trong gia đình, con muốn những cái nào?
Cha mẹ và con cái cần tăng cường trò chuyện. Ảnh: Shutterstock. |
3. Câu hỏi xây dựng lòng biết ơn
Các nghiên cứu cho thấy lòng biết ơn có nhiều lợi ích giúp trau dồi sức khỏe thể chất và cải thiện các mối quan hệ. Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng một đứa trẻ giàu lòng biết ơn trong xã hội hiện đại có nhiều phức tạp. Bởi vì hầu hết các em được chăm sóc bằng những dịch vụ tốt nhất nên có thể cho rằng những điều mình đang có là hiển nhiên, thay vì biết ơn gia đình hoặc xã hội.
Phụ huynh có thể đặt câu hỏi để gieo mầm lòng biết ơn và biến nó thành thói quen giúp trẻ luôn nhìn thấy những mặt tích cực của cuộc sống.
- Đâu là những đồ vật con không cần nhưng vẫn hạnh phúc nếu được sở hữu?
- Hôm nay, điều gì làm con cảm thấy biết ơn?
- Có những điều gì đáng phàn nàn nhưng con vẫn thấy may mắn khi nó xuất hiện hay không? Chẳng hạn trời mưa không thể đi chơi nhưng nó giúp cây cối nhà mình tươi tốt hơn.
- Điều gì con được phép làm nhưng bạn bè con không thể hoặc không được phép làm?
4. Câu hỏi phát huy trí tưởng tượng
Khi còn nhỏ, trẻ thường tự tưởng tượng những người bạn, những câu chuyện để chơi đùa, nhưng khả năng này có thể phai nhạt dần theo sự trưởng thành. Bạn có thể đặt những câu hỏi trò chuyện để khơi dậy sự sáng tạo của các con và duy trì thói quen này nếu muốn xây dựng cho con trí tưởng tượng phong phú.
- Con muốn sở hữu siêu năng lực gì? Tại sao con lại chọn siêu năng lực đấy?
- Nếu được viết một cuốn sách, con sẽ chọn đề tài nào?
- Nếu thú cưng nhà chúng ta có thể trò chuyện, theo con các bạn ấy sẽ nói gì?
- Theo con màu gì là màu hạnh phúc nhất trong bảng màu? Tại sao nó lại hạnh phúc?
- Con sẽ làm gì nếu được thưởng một triệu đồng?
5. Câu hỏi gieo mầm sự đồng cảm
Trẻ em có thể nảy sinh suy nghĩ "mình là người quan trọng nhất", đặc biệt khi gia đình có thêm em bé. Phụ huynh có thể sửa đổi tính vị kỷ, cá nhân của trẻ bằng việc xây dựng những cuộc trò chuyện về sự đồng cảm. Bằng cách này, bạn có thể xây dựng cho trẻ sự quan tâm đến mọi người xung quanh.
- Bạn nào hay bị trêu chọc ở lớp con? Tại sao mọi người lại bắt nạt bạn ấy?
- Không biết những bạn hay bị bắt nạt sẽ cảm thấy thế nào nhỉ? Còn các bạn thích bắt nạt người khác thì suy nghĩ ra sao?
- Nếu có thể thay đổi một điều trên thế giới, con muốn thay đổi điều gì?
- Khi con đối xử tử tế với các bạn, các bạn sẽ nghĩ gì nhỉ?
- Khi một bạn trong lớp con bị bắt nạt, có bạn nào đứng ra bảo vệ bạn ấy không?
6. Câu hỏi phát triển tư duy đạo đức
Các câu hỏi liên quan đến đạo đức giúp trẻ hình thành tư duy, nhận biết giá trị đạo đức của cá nhân hoặc trong xã hội. Bạn có thể khởi động cuộc trò chuyện bằng một số câu hỏi dưới đây.
- Nếu bạn của con quên mang cơm trưa, con có nghĩ rằng các bạn khác nên chia sẻ đồ ăn với bạn ấy không?
- Con nghĩ gian lận trong thi cử là đúng hay sai?
- Nếu thích một món đồ, chúng ta có nên lấy cắp từ người khác hay không?
7. Câu hỏi rèn luyện sự tự tin
Trẻ em đều có tài năng, thế mạnh riêng nhưng các em còn quá nhỏ để tự phát hiện và trau dồi những điều ấy. Với vai trò phụ huynh, bạn có thể khơi gợi ý tưởng về các tài năng của trẻ bằng những câu hỏi cụ thể. Khi đã nhận ra thế mạnh của bản thân, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn, hạn chế suy nghĩ tiêu cực hoặc sự nghi ngờ về giá trị của bản thân.
- Đâu là điều con tự hào nhất về bản thân mình?
- Con giỏi nhất là làm việc gì?
- Con nghĩ có thể tạo nên sự khác biệt so với mọi người bằng hành động nào?
8. Câu hỏi khơi gợi tham vọng
Những đứa trẻ thường không nghiêm túc suy nghĩ về tương lai lâu dài. Đặt một số câu hỏi về cuộc sống mà trẻ muốn tạo ra là một cách tốt để giúp các em bắt đầu tưởng tượng và định hình tương lai.
- Sau này lớn lên con muốn sống ở đâu? Một ngôi nhà ở nông thôn hay một biệt thự ở thành phố? Một căn nhà nhiều tầng hay một căn hộ chung cư?
- Con muốn làm gì khi lớn lên?
- Trước khi học xong, con muốn đạt được điều gì?
Tú Anh (Theo Verywell Family )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét